PLX – Vùng giá hấp dẫn cho dài hạn

PLX doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Hoạt động kinh doanh

DTT tăng trong giai đoạn 2015 – 2019, tương ứng với sự tăng giá của giá dầu Brent, và có sự sụt giảm mạnh vào năm 2020. Nguyên nhân do giá dầu Brent giảm mạnh năm 2019, và sự ảnh hưởng khi đại dịch diễn ra làm nhu cầu vận chuyển và di chuyển giảm mạnh. Khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được thì việc giảm mạnh vận chuyển sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2021.

Lợi nhuận sau thuế tăng đều qua các năm, mặc dù doanh thu trong năm 2019 có sự sụt giảm, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng. Và chỉ thực sự giảm mạnh vào năm 2020, do cú sốc do đại dịch Covid 19 gây ra.

Lợi nhuận sau thuế của PLX năm 2019 đạt mức đỉnh cao gần 5 nghìn tỷ đồng. Từ 2015 – 2019, lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 11,2%/năm (CAGR).

Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức trung bình khoảng 8 – 10%, có sự ảnh hương cùng chiều với giá dầu. Biên lợi nhuận ròng ở mức trung bình khoảng 2%. Tuy biên lợi nhuận ròng ở mức thấp, nhưng doanh thu của PLX ở mức rất cao ( hơn 190k tỷ năm 2019) đặc thù của ngành bán lẻ xăng dầu, dẫn đến mức lợi nhuận sau thuế của PLX là khá đáng kể khoảng 4 – 5 nghìn tỉ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn

Tyr lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình ở mức 1.5, tương ứng là 1 đồng vốn sẽ ứng với 1.5 đồng nợ.

Trong nợ, chủ yếu chiếm trên 70% tổng nợ là nợ vay ngắn hạn và các khoảng phải trả người bán ngắn hạn.

Tổng nợ vay có trả lãi năm 2020 ở mức 16 nghìn tỷ, chiếm 26.1% trên tổng tài sản.

Điểm nhấn đầu tư

  • Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, khi các lệnh phong tỏa dần được gỡ bỏ, Việt Nam chấp nhận hoạt động kinh tế ở trạng thái bình thường mới. Dẫn đến gia tăng nhu cầu vận chuyển, đi lại, khôi phục lại hoạt động tiêu thụ xăng dầu về mức bình thường.
  • Triển vọng tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu tại VN theo dài hạn. ( dự kiến 5.5%/năm theo BMI research).
  • Giá dầu thô đang có xu hướng tăng, sẽ cải thiện biên lợi nhuận của PLX.
  • Tỷ lệ tiền mặt ở mức cao, đảm bảo an toàn về tài chính cho PLX, tính đến cuối q2/2021, tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn rơi vào khoản 18 nghìn tỷ (chiếm 26.7% tổng tài sản).
  • Khả năng thoái vốn tại PG bank
  • Hiện đang giao dịch tại mức PE hấp dẫn ở mức 15.32 so với các công ty cùng ngành PTT oil retail and business ( 28 lần theo Bloomberg).

Định giá

So lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,225,592,235

Số lượng cổ phiếu Floating: 74,6 triệu cp

Tỷ lệ cổ tức tiền mặt:

NămCổ tức tiền mặt
2017            3,224.00
2018            3,000.00
2019            2,600.00
2020            3,000.00

Ở mức cổ tức tiền mặt trung bình khoảng 3000 đồng/cp ở những năm trước. Nếu duy trì được sẽ mang lại khoảng dividend yield ước tính 5 – 6% ( với mức giá mua khoảng 50 – 55).

Với mức PE trung bình ngành khoảng 20, giá PLX có thể rơi vào khoảng 60 – 65.

Khuyến nghị giải ngân:

  • Trên 55: hạn chế mua
  • 50 – 55: mua với tỷ trọng vừa phải
  • Nhỏ hơn 50: có thể mua nắm giữ trong dài hạn ở mức an toàn.

S99 – Cơ hội ma giáo

Hoạt động kinh doanh

CARG sale của S99 đạt mức 65%/năm. Trong vòng 6 năm trở lại đây.

Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng tăng. Trong năm 2020, biên lợi nhuận  đạt mức cao là 35%, trong khi đó biên lợi nhuận ròng ở mức 15.7%.

Điều đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh tăng vọt năm 2020 là khoản phải thu ngắn hạn tăng lên rất lớn.

Đồ thị ở trên cho thấy sự tăng đột biến ở các khoản phải thu và người mua trả tiền trước năm 2020. Với doanh thu tăng mạnh kèm theo khoản phải thu tăng thì không loại trừ doanh thu được book trong năm 2020, khi có doanh thu nhưng không có tiền.

Đồng thời đáng chú ý, khi khoản người mua trả tiền trước cũng tăng rất mạnh, đây là dấu hiệu cho doanh thu sắp được ghi nhận trong giai đoạn tới.

Nhìn vào thuyết minh, có thể thấy được 3 dự án lớn nhất đang được triển khai của S99 là Nam Sậm 3, Gelex Quảng trị và Hướng Phùng. Tổng khoản phải thu của 3 dự án này là 825 tỷ.

3 dự án đang thực hiện lớn nhất trả tiền trước là Hướng Phùng, Gelex Quảng Trị, và Điện gió Hướng Linh, chiếm khoản 960 tỷ.

Định Giá

Doanh thu dự kiến 2021: 2k4 tỷ

LNST dự kiến: 323 tỷ

EPS Forward: 6k

Giá dự kiến: 30

Khuyến nghị

Mua tại vùng giá 20-22

KDH – tăng trưởng lành mạnh

Hoat động kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao

Trong giai đoạn từ 2015 – 2020, DTT của KDH tăng trưởng trung bình 34%/ năm, LNST tăng 35%. KDH có tốc độ tăng trưởng cao và đều giữa doanh thu và lợi nhuận.

Biên lợi nhuận gộp đạt mức cao trung bình khoảng 50-60 %, biên lợi nhuận ròng đạt mức trung bình khoảng 20%.

Tiếp tục tích lũy đất, dự án có khả năng hấp thụ tốt

Hoạt động tích lũy đất của KDH vẫn liên tục gia tăng,hiện đang có 2 dự án lớn nhất của KDH là Khu dân cư Tân Tạo, và Lovera Vista, chiếm hơn 3,8k tỷ. Nguồn vốn giải ngân chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại, nên áp lực tài chính được giảm nhẹ. Điều này, giúp cho KDH có sự ổn định để phát triển trong dài hạn.

Trong năm 2021, KDH sẽ tiếp tục bàn giao các dự án Safira (Quận 9), Lovera Vista (Huyện Bình Chánh),

, Clarita ( Q2), Arena (q9). Các dự án chính của KDH hiện nằm chủ yếu ở Quận 2, 9 thuộc khu Đông, hiện đang được tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nên khả năng hấp thụ của thị trường được đánh giá là khá tốt.

Cơ cấu sử dụng vốn lành mạnh, nợ ít

Về cơ cấu vốn, ta có thể thấy KDH chủ động tăng quy mô bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, quy mộ của các khoản vay trả lãi thấp.

Điểm tích cực là nguồn tiền sẽ tích cực hơn, giúp doanh nghiệp chủ động phát triển dự án mà không phải chịu áp lực.

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn nhiều hơn sẽ làm cho WACC tăng do cost of equity luôn cao hơn cost of debt.

TỶ lệ nợ trên VCSH chỉ rơi vào khoảng 0.7 là mức rất thấp với một doanh nghiệp BDS, việc có WACC, sẽ làm cho định giá của KDH, ở mức thấp hơn, so với các doanh nghiệp cùng ngành khác, nhưng về mức độ an toàn thì thích hợp cho những nhà đầu tư lớn tuổi, ít thích nợ.

Định Giá

Doanh thu dự phóng cho năm 2021 đạt khoảng 1.498 tỷ, EPS forward đạt khoảng 2.718, với mức PE trung bình là 12.

Giá mục tiêu năm 2021 là 35 – 37

Giá mua an toàn 28 – 30

MSN – siêu cổ phiếu ?!

Cung xem MSN có gì hot, khiến cổ phiếu tăng từ 54 lên 97 tương đương 79%, trong vòng 1 tháng. Quả là một siêu cổ phiếu.

Cơ cấu vốn

MSN tăng vay nợ ngắn hạn và dài hạn. Vay ngắn hạn tăng từ 18k tỷ lên 21k tỷ, nợ vay dài hạn tăng từ 11,6k tỷ lên 31,8k tỷ.

Tổng nợ vay có trả lãi tăng từ 30k tỷ lên 53,6k tỷ, tăng 78%. Tính ước lượng với lãi suất trung bình 7% thì chi phí lãi vay rơi vào khoảng 3k7 tỷ.

Tỷ lệ nợ vay trả lãi/ Vốp góp tăng từ 2,5 lần lên 4,5 lần. Ý nghĩa là cứ 1 đồng vốn góp sẽ có 4,5 đồng nợ. Với việc gánh nợ vay trả lãi nhiều, sẽ tạo ra nhiều áp lực lên doanh nghiệp. Nếu có thể tận dụng được nguồn vốn tốt thì sẽ là một đòn bẩy tốt để phát triển kinh doanh, còn ngược lại thì chi phí sẽ bào mòn hết lợi nhuận tạo ra.

Hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần q3 đạt 20,2k tỷ tăng 2,27 lần so với mức 8,9k tỷ cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chỉ đạt 210 tỷ chỉ bằng 1/8 lần so với cùng ky năm ngoái là 1644 tỷ.

Nhìn vào đồ thị ở trên, ta có thể thấy sự chênh lệch rất lớn, khi DTT tăng lên rất nhiều, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế teo tóp đi rất nhiều.

Bóc tách chi phí, ta có thể thấy được, chi phí bán hàng là yếu tố ăn mòn lợi nhuận hàng đầu của MSN, các chi phí còn lại đều tăng mạnh hơn so với năm ngoái.

Bình quân chi phí theo doanh thu thì chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, trong đó chi phí bán hàng lại tăng mạnh.

Nhìn chung lại, yếu tố chi phí bán hàng là nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị bào mòn tàn bạo.

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh, Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ, trong khi đó biên lợi nhuận ròng giảm rất khủng khiếp.

Nhìn chung, về hoạt động kinh doanh của MSN có thể doanh thu tăng mạnh, nhưng lợi nhuận còn lại thực sự cho cổ đông đã giảm rất nhiều, nên kết cục lợi nhuận dành cho cổ đông không còn nhiều

Nguyên nhân chính cho sự thay đổi trọng yêu là do MSN đã tiến hành sát nhập với Vincommerce của Vin group khi đã chi gần 34k tỷ để đầu tư vào công ty khác.


Định Giá

Đồ thị trên cho ta thấy PE của MSN đã tăng lên mức rất cao kể từ năm 2015. Với mức PE trung bình 5 năm tầm 26, và mức lợi nhuận dự phóng năm 2020 đạt khoảng 2k4 tỷ, EPS khoảng 2k. Tương ứng với mức giá khoản 52k.

Mức giá đang giao dịch hiện tại là khá cao, so với kết quả kinh doanh của MSN đạt được trong năm nay. Có khả năng, giá tăng vì kỳ vọng M&A và những câu chuyển khác của MSN, nhưng vấn đề quan trọng chính yếu nhất vẫn là hoạt động kinh doanh cốt lõi, những nguồn tiền từ kinh doanh chính, chứ không phải từ những khoản thu nhập bất thương.

GMD – HDKD nửa năm 2020

Doanh thu nửa năm của GMD giảm 6.86% so với cùng kỳ đạt 1,2k tỷ. Trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ giảm 28%.

Nguyên nhân do doanh thu tài chính giảm mạnh, lãi công ty liên kết giảm. Và tất cả các loại chi phí ( bán hàng, tài chính, QLDN đều tăng).

Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ và vẫn giữ ở mức cao trên 40%, tuy nhiên biên lợi nhuận ròng giảm xuống còn 20.7% so với năm ngoái là 26.75%.

Doanh thu hoạt động khai thác cảng giảm 13.5% so với năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid, các hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm. Tuy nhiên, doanh thu logistic lại tăng. Doanh thu hoạt động cảng chiếm 83% tổng doanh thu.


Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, khi không có hoạt động thanh lý các khoản đầu tư. Nếu loại bỏ khoảng lãi từ thanh lý các khoản đầu tư thì GMD có LNST nửa năm 2020 và 2019 lần lượt là: 234.8 tỷ và 252.5 tỷ. Tương ứng với mức giảm khoản 7% so với năm trước. (rất khác so với mức giảm 28% nếu chưa loại bỏ khoản thanh lý này).

Chi phí tài chính tăng chủ yếu là do khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá (tăng 2.33 lần), còn chi phí lãi vay chỉ tăng nhẹ khoảng 4%.

 Đánh giá

Hiện tại, doanh thu thuần nửa năm 2020 của GMD đạt 1,2k tỷ giảm 6,86% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 216 tỷ giảm 25% so với mức 288 tỷ của năm ngoái.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến cho hoạt động logistic và khai thác cảng bị giảm sút. Tuy nhiên, với sự căng thẳng về chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm chuyển công xưởng sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam, sẽ kích thích khối lượng hàng hóa qua cảng tại Việt Nam. Thêm vào đó sự hoạt động của cảng Cái Mép sắp tới sẽ là một trong những động lực tăng trưởng về lợi nhuận cho GMD trong những năm tiếp theo.

Mọi người có thể đọc bài GMD kỳ trước tại đây

FPT nửa năm review

Hoạt động kinh doanh

6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của FPT đạt 13,6k tỷ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

T rong đó, doanh thu phần mềm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 5.8k tỷ, tiếp theo là viễn thông đạt 5.2k tỷ.

B ình quân chi phí theo doanh thu, thì chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ, tuy nhiên, chi phí bán hàng lại tăng.

D oanh thu bán hàng giảm, trong đó doanh thu cung cấp dịch vụ tăng. Điều này phản ánh đúng khi dịch bùng phát, xu hướng chuyển đổi số đang dần cấp thiết hơn.

Biên Lợi nhuận gộp 2020 trong nửa đầu năm đạt 39% tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Và biên lợi nhuận ròng cũng đang cải thiện. Đây là điều khá tích cực khi tình hình kinh tế đang chuyển biến khó khăn như thế này.

Về nguồn vốn

Nợ vay có trả lãi tăng mạnh những năm gần đây.

Trong đó nợ vay có trả lãi chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Tốc độ tăng nợ vay ngắn hạn tăng nhanh. Tính đến cuối quý 2, tổng nợ vay tính lãi chiếm khoảng 9.9k tỷ, vốn góp chủ sở hữu tăng lền 7.8k tỷ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Công ty cũng thực hiện cơ cấu các khoản phải thu và khoản phải trả. Từ đầu năm tới giờ FPT giảm phải thu khách hàng từ 5.8k tỷ xuống còn 5k tỷ. Và giảm khoản phải trả người bán xuống còn 2k tỷ ( từ 2k6 tỷ)

Định giá

Bản thân vẫn đánh giá cao FPT trong dài hạn, là một doanh nghiệp trưởng thành. Với nguồn thu chính từ 2 mảng viễn thông và phần mềm. Và đây là 2 ngành kinh doanh vẫn còn dư địa phát triển nhiều và là trọng tâm trong thời gian chuyển đổi số sắp tới. Việc đưa ra giá mục tiêu, để hạn chế bản thân mua cổ phiếu mắc hơn giá trị thực.

Dự phóng doanh thu FPT 2020 đạt 31,8k tỷ, và LNST tương ứng là 4,161 tỷ. Mức EPS forward đạt 4,740. Giá mục tiêu trong năm 2020 khoảng 52 – 55 ( đã tính mức pha loãng sau khi phát hành mới và chia cổ tức bằng cổ phiếu).

NT2 – update 6 tháng đầu năm

Hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần của NT2 Q2/2020 đạt 1875.5 tỷ giảm 11.8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng lên 19,5% so với cùng kỳ đạt 248,8 tỷ. Điều này có thể lý giải được khi giá vốn hàng bán của NT2 giảm làm cho biên lợi nhuận cao lên, và chi phí tài chính giảm mạnh khi NT2 đã trả xong nợ dài hạn.

G iá dầu giảm mạnh từ đầu năm tới năm làm cho biên lợi nhuận của NT2 tăng lên.

C PTC giảm mạnh, nhờ đã trả xong các khoản nợ dài hạn, và đang tiến hành trả các khoản nợ bằng ngoại tệ. Chi phí QLDN vẫn duy trì ở mức thấp khoảng 1% so với doanh thu.

Biên lợi nhuận gộp đang có chiều hướng tăng dần.

K hoản phải thu tăng mạnh 811 tỷ, và NT2 tin tưởng khả năng thu hồi là 100%. Và phần lớn khoản phải thu thuộc về công ty mua bán điện – đối tác chính của NT2 và lịch sử cho thấy các Kpthu này được thanh toán đủ.

K hoản phải trả tăng mạnh, từ 72 tỷ lên 296 tỷ, cho thấy NT2 đang mua dự trữ được nguồn khí với giá rẻ. Và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá vốn cho những quý sắp tới của NT2.

Trong tình hình diễn biến giá dầu vẫn còn rất phức tạp và xu hướng chính là giảm – cũng sẽ mang lại được nhiều lợi ích cho NT2.

Một số câu hỏi đáng chú ý trong đại hội cổ đông

Công ty có kế hoạch vay mới để đầu tư mới không?

Sau trả nợ, Công ty sẽ dư tiền và sẽ tăng lợi nhuận. Do vậy, sau khi hết nợ, hết khấu hao, thì có thể Công ty sẽ đầu tư nâng công suất, nâng hiệu suất và phát triển mở rộng để có lợi nhuận tốt hơn.

Nếu 2021 trả nợ xong, Công ty sẽ bổ sung vào dòng tiền cả ngàn tỷ đồng, nếu đầu tư mở rộng như Nhơn Trạch 2 mở rộng trước đây, thì phải nằm trong các quy hoạch điện quốc gia và khoản đầu tư rất lâu.

Theo đó, với khoản trăm tỷ, ngàn tỷ thì chúng tôi sẽ đầu tư nâng công suất, ví dụ nhà máy công suất hiện là 750MW, đầu tư một hệ thống để giảm nhiệt độ đầu vào khi đốt nhiều O2 hơn. Như vậy, 1 m3 khí sẽ tạo được 115 KW thay vì 100 KW – tăng hiệu quả sản xuất. Và đầu tư sản xuất lớn, khoảng 15-20 triệu USD.

Thứ 2 là hạ công suất min, hiện tại công suất min của một tổ máy là 110MW, tức dưới mức này thì dừng máy. Ở những lúc thị trường thấp hoặc huy động ít, chúng ta muốn đảm bảo lợi nhuận thì phải lựa chọn giữa 2 vấn đề, đó là dừng máy, nhưng phải chấp nhận khi khởi động lạnh mất khoảng 3,5 tỷ đồng. Còn huy động trên hệ thống điện quốc gia là theo giờ, nên lựa chọn dừng máy hay chạy tiếp là cả vấn đề.

Còn nếu tiếp tục chạy, với những lúc giá hợp đồng 2 đồng, 5 đồng, 7 đồng thì lãng phí. Vì vậy, chúng ta đầu tư để giảm công suất min xuống còn khoảng 80 MW. Tức không mất 30 MW chạy không và để làm điều này cần khoảng 200.000-250.000 USD.

Đây là những thứ mà NT2 dự kiến sẽ thực hiện. Còn đầu tư mở rộng thì cần vốn lớn, như Nhơn Trạch 3-4, tổng vốn 1,5 tỷ USD, cần 20% vốn đối ứng cũng khoảng 300 triệu USD.

Cũng có thể, NT2 sử dụng dòng tiền đó để tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần, đầu tư tài chính.

Nhà nước phát triển năng lượng tái tạo, có ảnh hưởng NT2?

Năng lượng tái tạo là năng lượng cho tương lai, còn trong hiện tại, với mức tăng trưởng điện 9-10%/năm và các dự án lớn về điện không đưa vào kịp tiến độ thì việc thiếu điện có thể xảy ra trong vài năm tới.

Các dự án điện tái tạo, đa phần là lẻ tẻ, ảnh hưởng chủ yếu ở giờ cao điểm. Đặc biệt, từ năm 2021 sẽ phát điện cạnh tranh, khoảng 65% thị trường tham gia phát điện cạnh tranh – đây là lợi thế cuả NT2 có thể cung cấp lượng điện công suất lớn cho khu công nghiệp, đang có nhiều hợp đồng mua bán điện song song.

Hiện nhà máy Nhơn Trạch 2 có máy tốt, chạy trong dải công suất rộng, và lên máy nhanh nên có nhiều lợi thế, được ưu tiên lựa chọn. Hoặc các nhà máy điện có dải như NT2 thì có giá cao hơn, trong khi NT2 dự kiến năm 2021 trả xong nợ, 2025 hết khấu hao.

Việt Nam đón dòng vốn FDI lớn, NT2 có xem là cơ hội không?

Cơ hội lớn vì Nhà máy NT2 công suất 750 MW, nằm ở tam giác trọng điểm kinh tế phía Nam. Nhiều nhà máy mở tại Việt Nam thì nhu cầu tiêu thụ điện cũng tăng lên, họ yêu cầu công suất cao, lên đến 100 MW và sự ổn định – cái này NT2 có.

Thứ 2, NT2 tham gia thị trường điện cạnh tranh thành công, với giá thấp nhất, và sắp tới tham gia thị trường điện bán buôn hoàn chỉnh, khi đó không chỉ có EVN là bên mua duy nhẩt, mà còn có 5 tổng công ty điện lực sẽ cùng chào mua. Khi đó, Công ty sẽ chào giá bán như trên sàn chứng khoán, có thể chào trực tiếp các doanh nghiệp FDI.

Dự báo thị trường nửa cuối năm 2020

Tình hình kinh tế

T ăng trưởng GDP Q1 thấp nhất trong 6 năm trở lại đây, chỉ khoảng 3%. Và tăng trưởng GDP ở mức thấp kỷ lục là 0.3%. Tuy nhiên, khi tình trạng lock down diễn ra việc tăng trưởng dương đối với Việt Nam là một việc hết sức tích cực và ấn tượng.

Ngành bán lẻ và dịch vụ là 2 ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi nên kinh tế thực hiện giãn cách xã hội. Và việc chỉ số thất nghiệp đang tăng lên và nguồn thu của người dân trở nên eo hẹp hơn thì ngành bán lẻ có thể sẽ vẫn gặp khó khăn trong giai đoạn sắp tới – đặc biệt là những mặt hàng cao cấp và không thiết yếu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp đang dần phục hồi lại tình trạng trước khi đóng cửa. Và đây là mảng kinh doanh mang lại động lực tăng trưởng chính cho GDP của nước ta. Và sự chuyển dịch công xưởng sản xuất từ Trung Quốc sắp tới, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng hơn nữa cho lĩnh vực này.

Ước tính tăng trưởng của KBSV cho nên kinh tế 6 tháng cuối năm. Ở kịch bản cơ sở thì Q3, Q4 tăng trưởng ở mức 3%, 3,7% , ở mức xấu thì chỉ duy trì lần lượt ở mức 0.3% và -0.3%.

Hiện tại mình đang nghiêng về tình huống cơ bản khi mọi thứ đã bắt đầu hoạt động lại, nền kinh tế sau một thời gian ngủ đông đã dần dần vào guồng quay mới. Tuy nhiên, việc giao thương với quốc tế vẫn còn rất nhiều hạn chế – khi tình hình dịch trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức căng thẳng.

Dự báo thị trường chứng khoán

PE của thị trường hiện nay đang ở mức khoảng 14-15. Với tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch như hiện nay thì phần lớn các doanh nghiệp được dự báo sẽ có một năm không mấy sáng sủa.

Vì vậy khả năng cao, lợi nhuận của toàn thị trường sẽ giảm sút mạnh trong năm 2020 này. Mức PE forward với tình hình kinh tế như hiện nay có thể chỉ rơi vào khoảng 12-13. Vì vậy, việc tăng trưởng về giá doanh nghiệp, mang tính chất đầu cơ, do dòng tiền kéo đẩy nhiều hơn là nội lực của chính doanh nghiệp.

Do đó, mọi người hãy cân nhắc về tỷ trọng tiền mặt và cổ phiếu để tránh được những rủi ro trong tương lai sắp tới – khi thị trường ở mức cao.

AST – CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco

Ngành nghề kinh Doanh

  • Dich vụ hàng không
  • Kinh doanh khách sạn
  • Quảng cáo tại sân bay
  • Suất ăn hàng không

M ạng lưới

Đ iểm nhấn đầu tư

Kết quả kinh doanh – Ấn Tượng

D oanh Thu tăng nhanh và đều từ năm 2015 tới nay, LNST cũng có mức tăng trưởng khá ấn tượng.

B iên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng ở mức rất hấp dẫn lần lượt là trên 50% và 20%.

C ác chỉ sổ về lợi nhuận cũng rất đẹp – khi mà ROE trong 3 năm gần đây duy trì ở mức trên 30% và ROA duy trì khá đều ở mức ~ 25%.

Với những chỉ tiêu đẹp như vậy, trong một mảng kinh doanh có biên tốt và sự tăng trưởng rất đáng bất ngờ thì mức PE của AST nằm ở mức khá cao trong những năm trước khoảng 15 – 20.

T uy nhiên, khi dịch Covid xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp tới lượt khách nước ngoài tới sân bay làm cho câu chuyện của AST năm nay trở nên tối màu và nhờ vậy chúng ta có một mức giá dễ chịu hơn nhiều trong hiện tại và còn có thể rất hấp dẫn nữa trong thời gian sắp tới khi kết quả kinh doanh được công bố.

Với số lượng CP phát hành ở mức thấp chỉ 45tr cổ phiếu. Và tỷ lệ Floating chỉ khoảng 22,3% thì sự cô đặc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông nắm giữ hiện tại.

Cơ cấu nguồn vốn – Lành Mạnh, vững chắc

Doanh nghiệp kinh doanh với những mảng kinh doanh ít công nợ, các khoản phải thu của AST giảm dần trong những năm vừa qua. Và hiện tại, chiếm tỷ trọng rất thấp. Bản thân cá nhân mình rất thích những doanh nghiệp làm ăn có tiền tươi thóc thật liền liền. Và tỷ trọng tiền và các khoảng tiền gửi tăng trong những năm vừa qua.

Nhờ hoạt động kinh doanh tốt, DN đã cơ cấu nguồn vốn lại giảm nợ vay. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một điểm yếu của DN, khi giữ tiền mặt nhiều thì có thể mình chưa biết đầu tư vào lĩnh vào nào.

Tiềm năng

Với tình hình Covid hiện tại thì khach nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam rất ít, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của AST. Bởi vì, AST phần lớn doanh thu mang lại ở mảng hàng không quốc tế.

Tuy nhien, như đã nói ở trên, nhờ sự kém khả quan như vậy mà giá của AST đang ở vùng khá hấp dẫn. Khi các nước châu âu và mỹ bắt đầu mở lệnh phong tỏa thì lượng khách tới việt nam sẽ tăng lại. Việt Nam hiện đang rất phát triển và lượng khách du lịch và công tác tại Việt Nam ngày càng tăng, đây là một điểm có thể đảm bảo cho nguồn doanh thu của AST.

Khuyến nghị

Có thể mua tích lũy dần cổ phiếu ở dưới giá 50.

HAG – Cơ cấu bắt đầu có hiệu quả

Quick Look HAG

DTT của HAG nhìn chung có xu hướng giảm ttừ 2014 đến nay. Và LNST giảm từ 2014 – 2016, thậm chí LNST âm rất nhiều ở năm 2016. Tuy nhiên, có sự cải thiện dần từ năm 2017 đến nay.

Và Nhìn vào đồ thị ta cũng thấy tỷ trọng LNST tăng lên ở giai đoạn này. Điều này cho ta thấy hdkd đang có chiều hướng tích cực tập trung vào những mảng có biên lợi nhuận cao hoặc công ty đã kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả hơn.Đồ thị trên đã cho ta thấy rõ sự thay đổi này, biên LNR tăng lên từ 2017 và đang tiếp tục được cải thiện.

CP theo doanh thu tăng cao. đặc biệt là chi phí tài chính, khi HAG thực hiện vay nợ để chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển từ BDS sang nông nghiệp.

Nợ vay của HAG đang có chiều hướng giảm cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này, cho thấy hiệu quả của việc cải tổ doanh nghiệp khi thực sự có thể có dòng tiền để trả nợ. Cơ cấu tiền mặt giảm liên tục từ 2014 – 2017, và có dấu hiệu tăng lại từ 2017.

Các chỉ số về lợi nhuận bắt đầu có sự cải thiện. Lợi nhuận trên VCSH và Lợi Nhuận trên tổng tài sản cũng đang dần tăng.

Việc Net Borrowing ( tiền vay rongf) đang giảm – có nghĩa doanh nghiệp đang giảm bớt nợ, điều này kèm theo chi phí lãi vay cũng giảm theo.

Kết Luận

Có thể mua tích lũy HAG cho triển vọng những năm sắp tới.

Contact Me on Zalo