Nền lãi suất thấp liệu có duy trì?

Liệu lãi suất có giữ được nền giá thấp lâu không. Khả năng giữ nền lãi suất ở mức thấp là khó. Trước mắt cần hiểu được tại sao lại set lãi suất ở mức thấp.

Lợi ích của việc giảm lãi suất

Lãi suất cho vay liên ngân hàng giảm từ mức đỉnh đầu năm 2023, xuống còn mức thấp chỉ ở mức 4,5%. Đây là một động thái trong chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.

Mục tiêu chính hiện tại của việc giảm cho lãi suất, thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ:

  • Thứ nhất là lãi suất thấp để giảm áp lực cho các doanh nghiệp vay khi mà kinh tế rơi vào giai đoạn khó khăn như hiện tại. Khi Doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì dòng tiền sẽ bị bóp nghẹt, giảm lãi để giảm bớt gánh nặng nợ vay.
  • Thứ 2 là thông qua việc giảm lãi suất, bơm tiền vào thị trường giúp kích cầu, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân để thông qua đó giúp kinh tế đảm bảo được tốc độ tăng trưởng. Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh Nghiệp
  • Về đối ngoại, việc cung tiền VND tăng làm cho đồng Việt mất giá hay nói cách khác là phá giá gián tiếp, để làm tăng khả năng xuất khẩu.

Phía trên là đồ thị về tăng trưởng tổng mức bán lẻ , ta thấy được tăng trưởng bán lẻ tăng mạnh vào năm 2022 nguyên nhân vì có mức nền thấp từ dịch covid năm 2021. Và tốc độ tăng trưởng chậm lại và có chiều hướng đi xuống năm 2023. Điều này, cho thấy sức mua bán lẻ và như cầu tiêu thụ hàng hóa cá nhân giảm sút. Do tình hình kinh tế trở nên khó khăn hơn. Và người dân đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu lại. Nên việc giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng mức bán lẻ hơn trong những tháng tiếp theo.

Mức tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chỉ cao hơn so với năm 2020 (vì dịch Covid). Điều này, cho thấy nhu cầu hấp thụ vốn chậm, mọi người thận trọng hơn trong kinh doanh và tiêu dùng, khi hạn chế đầu tư mới.

Bên cạnh đó, ta đã thấy được lợi ích của việc giảm lãi suất, giúp ổn định tỷ giá, cải thiện cán cân thanh toán. Ta thấy cân cân thanh toán luôn dương từ đầu năm 2023 tới nay.

Lãi suất thấp, làm cho đồng VND giảm giá, giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy, Cán cân thương mại dương từ đầu năm tới nay, tạo điều kiện để đảm bảo nguồn thu USD cho chính phủ, làm tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát tiền tệ được vững chắc hơn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, giảm 5,44% YoY, trong khi nhập khẩu ước đạt 27,53 tỷ USD, giảm 10,01% YoY. Điểm tích cực là cán cân thương mại theo tháng tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu,ở mức 2,15 tỷ USD trong tháng 7. Lũy kế từ đầu năm tới nay, Việt Nam ghi nhận thặng dư ở mức 15,23 tỷ USD.

Và khi tỷ giá tăng  sẽ ảnh hưởng xấu đến nợ bằng ngoại tệ, khi phải tốn nhiều tiền hơn để trả nợ hoặc đối với những nhà nhập khẩu nguyên liệu thì sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tốn nhiều chi phí hơn để có thể trả tiền nguyên vật liệu, mục đó ghi vào chi phí tài chính và lỗ tỷ giá.

Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là những quốc gia có thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Hệ quả của việc giảm lãi suất

Lạm phát hiện tại được kiềm chế tốt ở mức 2%, và có xu hướng giảm. Tuy nhiên, phải hiểu được rằng nền lạm phát của năm ngoái đã ở mức cao, nên mức lạm phát năm nay tuy chỉ 2%, nhưng cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của người dần. Khi thu nhập nhiều năm không đổi, nhưng đồng tiền mất giá khiến cho các hoạt động sinh hoạt mua sắm của người dân trở nên khó khăn hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức mua bán lẻ có tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Với việc mở rộng tiền tệ, bơm nhiều tiền vào thị trường thì rất dễ gây ra lạm phát. VÌ vậy, chỉ cần giữ được lạm phát ở mức thấp thì sẽ có thể giữ được nền lãi suất ở giá thấp.

Lạm phát gây ra bởi 2 nguyên nhân chính: 1 là chi phí đẩy, 2 là cầu kéo. Chi phí đẩy liên quan tới những chi phí sản xuất tăng như (xăng, điện, thực phẩm, lương …) Hiện tại xăng, điện, thực phẩm đã ở mức khá cao, nên khả năng tăng cao là không nhiều.

Giá xăng ron trong nước hiện tại đã bắt đầu tăng lên lại nhưng vẫn giữ mức thấp hơn so với năm 2022, sẽ ảnh hưởng tới lạm phát. Trogn khi đó, giá thịt lợn hơi trong nước có xu hướng giảm

Cuối tháng 6/2023, giá heo hơi trên cả nước tăng khoảng 12% so với tháng đầu năm 2023 và tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Sang tháng 7, giá heo hơi tại các tỉnh tiếp tục tăng, có tỉnh đạt ngưỡng 68.000 đồng/kg. Giá trung bình đến ngày 22/7 dao động 63.000 – 66.000 đồng/kg ở miền Bắc, 60.000 – 62.000 đồng/kg ở miền Trung và 60.000 đồng/kg ở miền Nam – đây là mức giá tốt nhất từ đầu năm đến nay.

Giá gạo lập đỉnh gần đây khi tồn kho gạo của thế giới liên tục giảm và các hoạt động cấm xuất khẩu gạo tại ấn độ, làm cho giá gạo thêm tăng nhanh.

Những điều trên sẽ làm cho lạm phát giai đoạn sắp tới sẽ tăng trong giai đoạn cuổi năm.

Về cầu kéo, thì do thu nhập giảm tình hình kinh tế khó khăn, nên người dân có xu hướng thắt lưng buộc bụng. Vì vậy, khó có khả năng xảy ra lạm phát do cầu kéo gây ra.

Vì chi phí nguyên vật liệu và lương thực thực phẩm, hiện đã ở mức cao, nên khả năng trong những tháng tới sẽ có điều chỉnh giảm. Nên xác suất lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát của nhà nước là khá cao.

Kết Luận

  • Với dự trữ ngoại hối được củng cố khi cán cân thương mại thặng dư liên tục trong nửa đầu năm.
  • Bên cạnh đó là mức tăng trưởng tín dụng thấp, tương ứng mức hấp thụ tiền của thị trường không cao.
  • Giá cả hiện tại đang neo ở mức nền cao sẵn từ năm ngoái, khả năng tăng nữa vẫn bỏ ngõ, nhưng hiện tại tới cuối năm lạm phát vẫn có thể được kiểm soát trong mức cho phép.
  • Chính phủ đã đưa ra chỉ đạo yêu cầu giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy các NHTM cam kết giảm 1,5-2% lãi suất cho vay.Với cam kết này cùng việc lãi suất huy động liên tục hạ nhiệt, chúng tôi kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tăng tốc trong các tháng tới đây.

Tỷ giá ổn định – kinh doanh chủ động

Ta có thể thấy tý giá của USDVND đã tăng đột biến trong năm 2022 lên đến mức tiệm cận 25k. Đây là nguyên nhân làm cho các công ty niêm yết có chi phí tài chính đội lên cao trong năm 2022.

Tỷ giá chịu ảnh hưởng chính bởi thị trường quốc tế và cung cầu USD trong nước. Ta có thể xem tỷ giá của đồng tiền như một loại hàng hóa bị ảnh hưởng bởi cung cầu, khi cung USD dồi dào thì tỷ giá sẽ giảm và ngược lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới cung USD chủ yếu của một quốc gia liên quan tới cán cân vãng lai, cán cân vốn, tình hình kinh tế quốc tế … tác động trực tiếp tới thị trường ngoại tệ và dự trữ ngoại hối. Chúng ta cùng xem lại những yếu tố này trong đầu năm 2023 diễn tiến ra sao.

Tình hình tỷ giá đầu năm

Năm 2023 tình hình có vẻ dịu hơn, khi đồng USD được cho là lập đỉnh năm 2022, khi lãi suất tiếp tục tăng nhưng chỉ số sức mạnh USD (DXY) không tăng, thậm chí còn giảm. Đây là chỉ số dùng để đo sức mạnh của đồng USD so với một rổ đồng tiền mạnh khác nhau theo một tỷ lệ nhất định, dùng để đo lường sự tăng giảm giá của đồng USD.

Dự trữ ngoại hối

Để chủ động giảm sức ép của tỷ giá ngân hàng nhà nước cũng tích cực hành động, khi chủ động thu mua USD thông qua đó bơm tiền đồng vào thị trường để tăng cung VND, làm giảm áp lực lên tỷ giá. Tuy nhiên, việc tăng giảm dự trữ ngoại hối vẫn phải đảm bảo theo tỷ lệ 3 tháng nhập khẩu.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam dự kiến đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu (theo ước tính của VNDirect),do đó kỳ vọng tỷ giá sẽ dao động trong khoảng từ 23,400 – 23,800 trong năm 2023. Nhìn vào đồ thị bên dưới ta có thể thấy từ năm 2019, VN đã đạt mức dự trữ ngoại hối 3 tháng nhập khẩu, trong 3 năm từ 2020 đến 2022, tỷ lệ dự trữ ngoại hối của VIệt Nam đạt mức cao dao động từ 90 tỷ USD đên hơn 100 tỷ USD, với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, có thể đảm bảo cho Việt Nam giữ ổn định tỷ giá tốt hơn.

Cán cân vãng lai

Sự cải thiện của cán cân vãng lai cũng sẽ bù đắp nguồn cung USD, bên cạnh đó khi khách du lịch quốc tế quay lại sẽ mang thêm một nguồn tiền USD vào lưu thông. Tổng cục Thống kê cho biết, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 2 xuất siêu 2,8 tỷ USD; hai tháng xuất siêu 3,42 tỷ USD; tháng 3 ước tính xuất siêu 0,65 tỷ USD. Tính chung quý I/2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD). 

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 2/2023 đạt 932.969 lượt khách, tăng 7,1% so với tháng 1/2023. Trong tháng 2/2023, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 7,0 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 4,6 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 85,6 nghìn tỷ đồng (3,7 tỷ USD). Trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón và phục vụ 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 650 nghìn tỷ đồng ( 28 tỷ USD).

Chính sách lãi suất

Lãi suất của Việt Nam đang ở mức cao, và đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc tăng lãi suất cũng nằm trong những chính sách để điều hòa tỷ giá của ngân hàng nhà nước. Ngoài lãi suất còn có một số công cụ chính để điều hành tỷ giá như mua bán trái phiếu trên thị trường OMO và điều chỉnh tỷ lệ dự trữ ngoại hối.

Gần đây động thái giảm lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, cũng đã thể hiện được sự bớt căng thẳng của tỷ giá, vì nếu tỷ giá vẫn ở mức cao thì nhà nước phải tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao để hút bớt VND về, làm cho cung VND giảm tương đối so với USD, qua đó làm cho tỷ giá hạ nhiệt bớt.

Tóm lại

Tình hình tỷ giá năm nay có vẻ khả quan hơn năm ngoái khi đồng USD có thể đã đạt đỉnh năm 2023, và việc tăng lãi suất không còn ảnh hưởng nhiều nữa đến tỷ giá USD, thông qua chỉ số DXY liên tục giảm khi lãi suất vẫn tiếp tục tăng.

Về tình hình kinh tế trong nước, kỳ vọng vào cán cân vãng lai thặng dư và du lịch phát triển trở lại sẽ đảm bảo nguồn cung USD ổn định hơn góp phần làm dày hơn dự trữ ngoại hối, để ngân hàng nhà nước có thể có dư địa để kiểm soát lãi suất tốt hơn.

Rủi ro, đến từ việc xuất khẩu chậm lại, tốc độ tăng nhập khẩu lại tăng lên làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt, tăng rủi ro về dự trữ ngoại hối. Khi xuất khẩu chậm lại, thì cầu USD trong nước cũng sẽ hạ nhiệt bù lại phần nào rủi ro trong tỷ giá.

Theo tình hình chung từ quý 1 năm 2023 thì  khả năng giữ ổn định tỷ giá trong năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022 và sẽ không có nhiều đột biến trong quá trình kiểm soát tỷ giá. Tỷ giá có thể dao động trong khoảng từ 23,400 – 23,900 trong năm 2023.

Khi tỷ giá được kiểm soát tốt sẽ đảm bảo hơn cho các hoạt động thương mại quốc tế hoạt động trơn tru hơn, và các doanh nghiệp có thể chủ động tự điều chỉnh cung cầu cho doanh nghiệp hợp lý hơn giảm rủi ro lỗ do tỷ giá mang lại.

CTG – Nguồn thu đa dạng, vốn mỏng

TÌNH HÌNH KINH DOANH

Tổng tài sản của CTG tăng từ 1,2 triệu tỷ năm 2018 lên đến 1,8 triệu tỷ năm 2022, mức tăng gần 1,5 lần trong 4 năm.

Trong đó, tổng tín dụng tăng từ 922 nghìn tỷ lên đến 1245 nghìn tỷ trong 3 năm (từ 2019 – 2022), đạt mức tăng trưởng trung bình 10.5% trên năm.
Tiền gửi khách hàng tăng từ 892 nghìn tỷ lên 1249 nghìn tỷ trong 3 năm (từ 2019-2022), đạt mức tăng trưởng trung bình 11.87%.
Điều này cho ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động cao nhẹ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, 1,37%.

Giai đoạn 2018 – 2021 là giai đoạn có giá trị nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng lại vào năm 2022, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. Đánh dấu bước ngoặt tăng trưởng nợ xấu trở lại trong những năm sắp tới, khi nền kinh tế gặp ngày càng nhiều thách thức hơn. Đánh dấu một chu kỳ mới của CTG nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

NIM của CTG tăng dần trong giai đoạn từ 2018 – 2021, và có dấu hiệu chững lại năm 2022, khi lãi suất điều hành tăng lên, lãi suất huy động năm 2022 cũng tăng lên để đảm bảo các hệ số an toàn vốn đồng thời giảm rủi ro cho ngân hàng, bên cạnh đó lãi suất đầu ra cũng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng lãi suất huy động vẫn cao hơn tốc độ tăng lãi suất cho vay, dẫn đến sự suy giảm NIM nhẹ trong năm 2022. Cụ thể trong 2022, chi phí vốn của CTG tăng thêm 45 điểm cơ bản lên 3,67% do hệ quả của môi trường lãi suất cao. Cụ thể, lãi suất của NH đã tăng 0,3 – 1% ở các kỳ hạn từ nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, NIM của NH vẫn duy trì cùng mức 3% svck do nhà băng đã chủ động cải thiện lợi suất cho vay, bù đắp cho phần tăng từ chi phí vốn.

Suất sinh lời trên tổng tài sản duy trì ở mức tăng nhẹ 2 điểm %, Mức sinh lời trên vốn duy trì mức khá tốt ở mức 16,68%. Do hiện tại tỷ lệ vốn của CTG vẫn ở mức chưa cao. Tỷ lẹ CAR của CTG vẫn ở mức thấp nhất trong ngành.

Năm 2023 sẽ có NIM bằng hơn thấp hơn nhẹ năm 2022, (2.9% – 3%), dựa trên các chiến lược chủ động điều chỉnh lãi suất của ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần tăng liên tục từ năm 2018 đến nay, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi có sự chậm lại. Năm 2022 chỉ đạt 14,35% so với mức 17,45% năm 2021. Sắp tới tình hình sẽ khó khăn hơn, khi vốn hấp thụ chậm hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ gặp thách thức hơn, thêm vào đó nợ xấu tăng lên sẽ làm giảm nguồn thu nhập từ lãi đi đáng kể.

Tuy nhiên, CTG có sự cải thiện vượt bậc từ nguồn thu từ phí khi thu nhập từ phí liên tục tăng trong năm gần đây. Thu nhập từ giao dịch ngoại hối và vàng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập ngoài lãi những năm gần đây. Với nguồn thu đa dạng, sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi.

Ý nghĩa của chỉ số thu nhập ngoài lãi/ thu nhập từ lãi là cứ 100 đồng thu nhập từ lãi thì có x đồng thu nhập ngoài lãi. Ta có thể thấy tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/ TNTL tăng trong những năm gần đây, đến năm 2022 chỉ số này đạt 33,09% (cứ 100 đồng lãi thì có 33,09 đồng thu nhập ngoài lãi).

DỰ BÁO

Mới đây, CTG công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 dự kiến với tổng tài sản tăng 5-10%; tăng trưởng tín dụng kì vọng 10- 12% và phụ thuộc vào hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước cấp; NIM dự kiến đi ngang với kì vọng chi phí vốn có xu hướng hạ khoảng 0,2 – 0,5pp trong năm 2023.
Đối với mảng dịch vụ, CTG sẽ tiếp tục tập trung khai thác nguồn thu phí bảo lãnh, tài trợ thương mại, thu phí thẻ, khai thác phí bảo hiểm trong khi mảng FX vẫn được kì vọng tăng trưởng tốt khoảng 30-50% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến thấp hơn 1,8%, trích lập dự phòng dự kiến đạt 12.000 – 15.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Dự báo lợi nhuận sau thuế của CTG năm 2023 ước đạt khoảng 18.350 tỷ đồng, EPS 3,818 đồng. Mức giá dự phóng cho năm 2023 khoảng 35k.

Tình hình kinh tế q1/2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%).

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I năm 2023 ước tính giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý I năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,6%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2023 tăng 4,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 17,7%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I năm 2023 là 81,1% (bình quân quý I năm 2022 là 79,9%).

Chỉ Số PMI


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba ước đạt 501,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 2%).

Vận tải hành khách quý I năm 2023 đạt 1.114,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 giảm 10,7%) và luân chuyển đạt 63,7 tỷ lượt khách.km, tăng 66,5% (cùng kỳ năm trước giảm 7,2%). Vận tải hàng hóa quý I đạt 549,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 2%) và luân chuyển 117,4 tỷ tấn.km, tăng 21,9% (cùng kỳ năm trước tăng 11,1%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Ba ước đạt 895,4 nghìn lượt người, giảm 4% so với tháng trước và gấp 21,5 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 2.699,5 nghìn lượt người, gấp 29,7 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 2.423,9 nghìn lượt người, chiếm 89,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,4 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 241,9 nghìn lượt người, chiếm 9% và gấp 28 lần; bằng đường biển đạt 33,7 nghìn lượt người, chiếm 1,2% và gấp 936,3 lần

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[13] tính đến ngày 20/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Ba ước đạt 58,49 tỷ USD, tăng 18,6% so với tháng trước và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%[15]. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, bộ ngành và địa phương cùng với với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu nên cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD.

Cán cân thanh toán thặng dư tháng 3 0.65 tỷ $, quý 1 xuất siêu 4.07 tỷ USD


Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng Hai xuất siêu 2,8 tỷ USD[17]; hai tháng xuất siêu 3,42 tỷ USD; tháng Ba ước tính xuất siêu 0,65 tỷ USD. Tính chung quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 6,77 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,84 tỷ USD.

Giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước.

CPI vẫn đang trong chiều hướng tăng

Trong quý I năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%). Nguyên nhân chủ yếu do: Bình quân giá xăng dầu trong nước quý I/2023 giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Quick Look – ngành ngân hàng

Tình hình ngành ngân hàng năm 2023

Giá cổ phiếu ngành ngân hàng 8 năm gần đây đã trong một chu kỳ tăng cao, đạt đỉnh năm 2022, cũng là chính năm mà nợ xấu toàn ngành đat ở mức thấp nhất. Và hiện tại cho thấy tỷ lệ nợ xấu tương đối đang bắt đầu tăng trở lại. Một chu kỳ tăng đã vào giai đoạn kết thúc, mở ra một giai đoạn điều chỉnh. Khi bức tranh về lợi nhuận trở nên khó khăn hơn. Sự cân bằng giữa phát triển tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng và dòng tiền từ lãi là một bài toán hết sức khó khăn, cho giai đoạn sắp tới.

Do vậy, ta đều thấy các ngân hàng không đưa ra mức lợi nhuận kỳ vọng ở năm 2023 cao lắm. Dự báo, các ngân hàng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình khoảng 13% (so với mức tăng trưởng trung bình khoảng 35% năm 2022 và 32% năm 2021). Tăng trưởng tín dụng hợp lý 12 – 13% và tăng trưởng thu nhập từ phí ổn định quanh mức 18% sẽ là động lực dẫn dắt đà tăng trưởng, nhưng NIM thấp hơn, dự kiến giảm từ 4,4% xuống 3,9% sẽ là trở ngại lớn đối với lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, năm 2023, chi phí vốn có khả năng tăng, trong khi tỷ suất tài sản sinh lãi có thể tăng chậm hơn, cùng với việc cho vay có độ trễ tái định giá từ 3 – 6 tháng, dẫn đến NIM suy giảm trong nửa đầu năm. Sau đó, NIM sẽ đi ngang, hoặc tăng nhẹ, với kỳ vọng sức ép vĩ mô thế giới giảm dần, làm giảm áp lực đối với lãi suất huy động. Nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối nhiều khả năng có NIM giảm nhiều hơn so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, bởi nhiệm vụ hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn.

Với sự chững lại của kênh bất động sản, khi các nhà đầu tư bất động sản gặp khó khăn trong việc ra hàng, kèm theo khó trong việc huy động vốn để thực hiện dự án mới, làm cho rủi ro cho vay bất động sản tăng cao hơn.

Dòng tiền của các công ty bất động sản trở nên suy kiệt, khi trái phiếu ngày càng khó huy động, kèm theo lãi suất vay trái phiếu cao, kỳ đáo hạn tới gần làm khó thanh khoản cho các công ty bất động sản.

Trong đó, TCB là ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhiều nhất.

Những ngân hàng cho vay cá nhân nhiều sẽ có biên lợi nhuận tốt hơn, và an toàn hơn các ngân hàng khác, bởi nguồn tiền trả nợ bị ảnh hưởng một cách ít hơn. Những ngân hàng tư nhân sẽ có xu hướng NIM tốt hơn so với các ngân hàng nhà nước, vì các ngân hàng nhà nước như đã nói sẽ phải chịu trách nhiệm giúp đỡ khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Dự phóng tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng riêng lẻ, ta có thể thấy VPB, HDB, MBB và ACB là 4 ngân hàng có dự phòng tăng trưởng tín dụng khả quan nhất. Tuy nhiên, về đảm bảo các biện pháp an toàn cho cho vay, thì tôi đánh giá MBB và ACB sẽ an toàn hơn, khi quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn, và khả năng quản lý rủi ro tín dụng được đánh giá là an toàn hơn.

Áp lực gia tăng dự phòng rủi ro tín dụng đang quay lại, khi các khoản vay lớn đang dần chuyển nhóm nợ, và năng lực trả nợ của người vay suy giảm một cách thấy rõ. Điều này, sẽ làm cho chi phí tín dụng tăng cao (sau khi đã giảm từ đợt dịch).

Khối NHTM tư nhân sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tỷ lệ CAR cao hơn kỳ trước nhờ sự chủ động trong quản lý vốn và tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn Basel III để xây dựng cơ sở vốn vững chắc và thúc đẩy tăng trưởng cho vay. Trong số hơn 20 ngân hàng đã thực hiện Basel II, 6 trong số đó đã hoàn thành Basel III (VPB, TPB, SSB, NAB, OCB & ACB) – tất cả đều từ khối ngân hàng tư nhân. Chúng tôi tin rằng tỷ lệ CAR của các ngân hàng này sẽ tiếp tục duy trì cao hơn mức trung bình của hệ thống và cải thiện nhẹ trong năm 2023.

Trong bối cảnh ngược lại, khối NHTM quốc doanh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tăng vốn do ngân sách hạn hẹp và quá trình phê duyệt diễn ra chậm chạp. Cụ thể, VCB, BID hoặc CTG đều có kế hoạch trả cổ tức cổ phiếu trong 2022, nhưng không nhà băng nào có thể hoàn thành trong thời gian dự kiến.

Cổ phiếu ưa thích

Rủi ro chính hiện tại của ngành nằm ở chất lượng tài sản, các khoản vay xấu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trực tiếp của các ngân hàng. Vì vậy, những doanh nghiệp có cơ cấu nguồn thu đa dạng (từ lãi, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối …), cộng thêm vào đó có sự đa dạng trong nhóm khách hàng vay sẽ tạo sự an toàn và ổn định hơn các doanh nghiệp khác trong ngành.

ACB là một trong những ngân hàng thõa mãn điều kiện trên, khi có nguồn thu đa dạng, có chất lượng tài sản đảm bảo, thêm vào đó có quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ.

Tuy nhiên không nên mua giá cao, vì rủi ro ngành vẫn còn đó, khuyến nghị mua ACB khi vùng giá nằm trong khoảng 20 -22. Chúng tôi sẽ có bài phân tích cụ thể hơn về ACB sau.

VGT – thách thức vẫn còn, định giá hấp dẫn

Một số chú ý

Dự phòng giảm giá HTK có mức 2% tổng lượng hàng tồn kho, tuy nhiên dự phòng năm 2022 cho khoản mục này lên đến 380 tỷ cho 4k4 tỷ HTK lên đến 8,6%. Điều này có thể cho thấy sự thận trọng trong kế hoạch kinh doanh và đảm bảo được cẩn trọng khi thị trường rời vào trạng thái khó khăn. Động thái này cho thấy sự phòng bị kỹ lưỡng của ban lãnh đạo trước những tình huống xấu sắp tới. ( khi giá bông có xu hướng tăng lại)

Tài sản cố định, hay các khoản mục đầu tư cơ bản dở dang, không có sự biến động trong vòng 4 năm, cho thấy công ty không có sự cải thiện về mặt công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Công ty hiện đang sử dụng điện năng lượng mặt trời (20%), cùng với việc sử dụng bông tự nhiên, để đảm bảo các tiêu chuẩn mới của EU.

Vay ngắn hạn giao động từ 3k – 4 tỷ trong 4 năm liên tục, không có điều gì đột biến lớn, trong nhu cầu vốn của VGT.

Vay dài hạn giảm từ 4k tỷ xuống còn 3k tỷ, làm giảm chi phí tài chính. Điều nay cho ta thấy 2 vấn đề, một là sự thu giảm quy mô kinh doanh, thứ 2 là khả năng thanh toán của VGT vẫn còn rất tốt.

Về hoạt động kinh doanh thì GPM của VGT tăng lên cao hẳn từ 2021 – 2022, từ 8-9% trong 2 năm 2019,2020, lên đến 13% (2021), 11 %(năm 2022). Nguyên nhân chính do giá bán sợi không tăng, song do dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị sợi trong tập đoàn đã dự trữ lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả kinh doanh tích cực.

Tất cả các chỉ số định giá so sánh đều có xu hướng giảm so với các năm trước đây, khi giá phải trả cho 1 đồng lợi nhuận năm 2022 chỉ còn 8.77 thấp hơn rất nhiều so với các năm trước.

Có một điều đáng lưu ý là giá của CF trở nên đắt đỏ hơn, khi lượng CF không còn dồi dào như trước, do doanh nghiệp chủ động giảm các khoản phải trả, và khoản vay ngắn hạn với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của khoản phải thu.

Góc Nhìn lãnh đạo

“Năm 2023 ngành dệt may sẽ xấu hơn năm 2022. Nếu suy thoái kinh tế thế giới thì năm 2024 còn xấu hơn 2023. Dệt may là ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu rất nhạy với thu nhập và việc làm trên thế giới nên không thể có một dự báo dài hạn cho cả năm, trong điều kiện kinh tế bất định như hiện nay”, ông Trường dự báo.

Năm 2022, trước nhiều khó khăn cả trong lẫn ngoài, nhưng ngành dệt may vẫn cán đích mục tiêu đặt ra từ đầu năm với kim ngạch xuất khẩu tăng 8,8%, đạt 43-44 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất với hơn 18 tỷ USD, Hàn Quốc là 4,2 tỷ USD, Nhật Bản là 3,9 tỷ USD, Trung Quốc là gần 3,9 tỷ USD…

Lúc này, báo cáo của các hiệp hội ngành hàng, đơn hàng xuất khẩu cho đầu năm 2023 của nhiều ngành chủ chốt trong đó có dệt may đã giảm rất sâu do bị ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái, hàng tồn kho cũng gia tăng Ước sụt giảm đơn hàng trong ngành dệt may trong cả quý 1/2023 với mức giảm bình quân 20-27% 

Do đó, năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng.

Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 – 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%.  Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 – 46 tỷ USD.

Tình hình giá bông

Pakistan

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cắt giảm ước tính sản lượng hàng năm của Pakistan trong 4 tháng liên tiếp. Theo đó, USDA dự báo sản lượng bông của Pakistan trong niên vụ 2022 – 2023 (kéo dài từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023) ​​​​sẽ giảm 38% xuống còn 3,7 triệu kiện. Đây là mức thấp nhất trong 40 năm. Một số nhà phân tích cho rằng sự phục hồi có thể mất nhiều năm.

Nguyên nhân chính cho đợt sụt giảm giá này là do  lũ lụt lan rộng trong mùa hè đã tàn phá mùa màng bông và những ngày nắng không giúp bớt phần nào.

An Độ

Ấn Độ, đứng thứ hai thế giới về sản lượng bông với 21% thị phần, chính sách thương mại là mối quan tâm chính. Nước này đã áp đặt các hạn chế vào năm ngoái đối với xuất khẩu lúa mì, đường và các sản phẩm nông nghiệp khác để đảm bảo nguồn cung trong nước và giữ giá ổn định. Mặc dù bông không được đưa vào các biện pháp cấm xuất khẩu, nhưng một số nhà quan sát thị trường cho rằng điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cac nước còn lại

Thời tiết cũng là một vấn đề ở Mỹ, quốc gia chiếm 15% sản lượng bông toàn cầu. Texas, bang trồng bông lớn tại Mỹ, đã phải đối phó với hạn hán từ mùa xuân năm ngoái. USDA ước tính sản lượng bông trên toàn quốc sẽ giảm 16% xuống còn 14,68 triệu kiện. Mỹ cũng chính là thị trường nhập khẩu bông lớn thứ 2, đồng thời là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam với trên 14 tỷ USD/năm.

Khuyến nghị

Tóm lại, với tình hình cung bông ở thế giới sẽ giảm sản lượng trong thời gian sắp tới, do đó, việc tăng giá bông là điều hiển nhiên. Điều này có thể gấy áp lực đến chi phí đầu vào của các Doanh nghiệp may mặc, 2022 VGT đã trích lập giảm giá hàng tồn kho cao, đồng thời dự trữ HTK cao, có thể giúp giảm áp lực lên giá vốn. Tuy nhiên, điều đó chỉ giải quyeets vấn đề trong ngắn hạn. Dài Hạn, giá bông vẫn sẽ tăng sẽ tạo áp lực lên biên lợi nhuận của VGT sắp tới.

PE của VGT từ 2019 – 2022

Lợi nhuận sau thuế dự báo của VGT năm 2023 rơi vào khoảng 948 tỷ. EPS tương đương khoảng 1.896. Với xác suất dự báo khoảng 80%. EPS dự kiến sẽ rơi vào khoảng 1.500 đồng.

Mức giá dự phóng cho năm 2023, sẽ rơi vào khoảng 14k – 15k (thời gian nắm giữ 1 năm).

Khuyến nghị mua, vì mức định giá thấp, tuy nhiên khó khăn khó dự đoán trong tương lai, nên có thể giải ngân khi có sự sụt giảm mạnh.

Cơ hội nào cho thị trường

Đỉnh lãi suất – chỉnh hay nhỉnh

Như đã biết, có nhiều yếu tố quyết định đến lãi suất, trong đó yếu tố mang tính chất quyết định nhất là về rủi ro tín dụng (trái phiếu), và chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để kiểm soát nền kinh tế (lạm phát)

Trái phiếu

Tình hình trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam năm vừa rồi rơi vào tình trạng hỗn loạn, khi các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán (chậm, mất khả năng thanh toán.) vì lãi suất tăng lên quá nhanh và gấp, thêm vào đó sự chậm lại của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào hơn, họ đã chủ động giải quyết trước hạn những khoản huy động từ trái phiếu để giảm chi phí tài chính, giảm áp lực về lãi vay. Giá trị trái phiếu mua lại trước hạn năm 2022 và 2 tháng năm 2023 lần lượt trị giá 210.829 tỷ đồng (+46% YoY) vào năm 2022 và 15.343 tỷ đồng (+60% YoY) trong 2T23. Điều này chứng tỏ, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường có dòng tiền khỏe mạnh, và sẵn sàng nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh.

Sau hoạt động mua lại, giá trị trái phiếu đáo hạn 10 tháng cuối năm 2023 còn lại 261.341 tỷ đồng (trong đó, doanh nghiệp phi ngân hàng chiếm 218.880 tỷ đồng).

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/03/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 12/03/2023, và gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng (với lãi suất cho vay thấp hơn, 1,5 – 2% thấp hơn) đã mang đến hy vọng về sự “hạ cánh mềm” cho trái phiếu doanh nghiệp, cũng như các nhà phát triển bất động sản đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản gần đây;

Thêm vào đó, Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN là một phần trong những nỗ lực liên tiếp của Chính phủ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nói chung và tháo gỡ những trở ngại cho cả doanh nghiệp và người dân, đây là 2 yếu tố sẽ support vẫn đề về trái phiếu tại thời điểm hiện tại.

Với những điều nói trên, ta hoàn toàn có thể kỳ vọng thị trường trái phiếu năm 2023 sẽ giảm bớt rủi ro, tươi sáng hơn. Tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển mạnh mẽ và lành mạnh hơn trong thời gian tới.

Lạm phát

Vừa qua, Mỹ đã công bố CPI tháng 2, giảm xuống 6,0% (như kỳ vọng của thị trường, từ 6,4% của tháng trước) và hiện đã giảm 1/3 so với mức đỉnh hơn 9% vào tháng 6 năm 2022. Lạm phát Mỹ cũng đã có dấu hiệu tạo đỉnh từ cuối năm 2022, nên khả năng sắp tới có thể cũng là đỉnh của lãi suất, và FED có thể ngừng việc tiếp tục tăng lãi suất (có thể rơi vào Q3/2023 để đảm bảo cho nền kinh tế không bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa, trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.
Bên cạnh đó, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank & Signature Bank và Credit Suise có thể khiến Fed giảm lại tốc độ tăng lãi suất.

Chỉ số US Index cũng có dấu hiệu đảo chiều mặc dù lãi suất của FED vẫn tiếp tục tăng, có thể giúp cho tỷ giá được hạ nhiệt hơn, làm giảm áp lực hơn tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mà đầy là một trong những nguyên nhân ăn mòn lợi nhuận lớn với các Doanh nghiệp lớn năm 2022.

Đồng thời, khi US Index giảm có thể kéo tiền USD đi tìm nguồn lợi nhuận tốt hơn ở thị trường nước ngoài

Thị trường Việt Nam

PE VN hiện tại đang ở mức thấp trong vòng 5 năm (mức 12-13), nên việc mua thời điểm này khá an toàn, cơ hội cũng nhiều hơn, không loại trừ khả năng thị trường sẽ bị giảm sâu hơn. Nên việc đầu tư hiện tại rất thích hợp với những người muốn năm giữ cổ phiếu tốt trong dài hạn, và sẽ rủi ro hơn với nhuwxg người có tầm nhìn ngắn hạn. Tâm lý lúc này sẽ là yếu tố quyết định kết quả đầu tư. Đồng thời có một chiến lược đầu tư rõ ràng kỷ luật và định kỳ sẽ mang lại hiệu suất tốt hơn.

Lúc này, mọi người có thể dùng kèm theo các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro (nơi nó sử dụng đúng với mục đích hedging của minh).

Định giá so sánh với các thị trường xung quanh, thì Viêt Nam nằm trong nhóm có ROE cao 14%, nhưng lại có mức PE khá thấp chỉ khoảng 12 ở thời điểm hiện tại. Đó là một trong những lý do chính khiến các quỹ đầu tư nước ngoài bắt đầu nhòm ngó và mua ròng trở lại tại thị trường chúng ta.

Quick Look – Ngành Dệt May

Chuỗi giá trị ngành dệt may

Ngành dệt may có cơ cấu chuỗi giá trị như sau:

Nguyên Vật Liệu chủ yếu nhập khẩu (bông) dùng để sản xuất sợi. Từ phần Sợi trở đi thì có thể sản xuất được trong nước. Bông dùng trong sản xuất sợi được nhập khẩu chủ yếu tại Trung Quốc. Các Doanh nghiệp cho từng khâu tương ứng có trong biểu đồ.

  • Sợi: STK, TCM, PPH, VGT
  • Vải: TCM, VGT
  • May mặc: VGG, MSH, MNB, GIL, GMC, EVE, KMR …

Tinh hình kinh doanh hiện tại

Nhu cầu hàng tồn kho may mặc trên thế giới yếu đi do nhiều yếu tố, vì vậy, các doanh nghiệp may mặc đã bị ảnh hưởng đơn hàng không nhỏ. Theo thứ tự thì những doanh nghiệp sản xuất thượng nguồn sẽ bị ảnh hưởng trước, sau đó là các doanh nghiệp may, và phục hồi theo thứ tự tương tự.

Tuy nhiên, theo một số báo cáo hiện nay, tình hình kinh doanh đang có chiều hướng tích cực trở lại. Chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đối với mặt hàng tiêu dùng không bền trong tháng 1/2023 tăng 0,8% so với tháng trước (tháng 12/22 giảm -0,7% so với T11/22), cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu mua nhiều hàng tiêu dùng không bền trở lại, trong đó có quần áo và các sản phẩm dệt may.

Và thị trường Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta về mặc hàng dệt may. Nên đó cũng là một dấu hiệu tích cực cho ngành may Việt Nam.

Thị trường Mỹ chiếm đến 46,3% thị phần may mặc của Việt Nam, sau đó là tới Nhật Bản. Nên khi bắt đầu có sự phục hồi về tiêu dùng, thì khả năng sẽ bắt đầu có đơn hàng lại vào q3,q4 năm 2023, để chuẩn bị cho vụ Xuân sắp tới.

Trung Quốc mở cửa lại

Chỉ số PMI tại Trung Quốc đã tăng lên 52,6 trong tháng 2/2023. Đây là lần đầu tiên hoạt động sản xuất tăng trở lại kể từ tháng 7 năm ngoái và là mức cao nhất trong 8 tháng sau khi thay đổi chính sách COVID. Tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế vào Q2/23. Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ khiến việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi trong nửa cuối năm 2023. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu.

Như chuỗi giá trị ngành dệt may đã nói ở trên, thì ngành sợi Việt Nam có sản lượng 2,2 triệu tân, trong đó xuất khẩu chiếm 2/3 là 1,5 triệu tấn sợi. Và thị trường xuất khẩu sợi chính của Việt Nam là Trung Quốc, do vậy khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu sợi (như ADS, STK).

Đồng thời, khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo điều kiện làm giảm giá vốn đầu vào cho các DN may mặc, làm giảm chi phí hơn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc

Cơ hội nào cho ngành dệt may

Theo tình hình chung, có thể ngành dệt may sẽ hồi phục lại vào q3/2023, và những doanh nghiệp thượng nguồn (sản xuất sợi) sẽ có cơ hội phục hồi trước tiên (STK, ADS). (nguồn VND)

Về Doanh nghiệp may mặc, VGT có thể coi là một doanh nghiệp có thể đưa vào danh sách quan sát, khi là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc.

Mình sẽ tổng hợp báo cáo VGT, STK trong báo cáo cập nhật chi tiết sắp tới.

ĐẦU TƯ CÔNG ĐIỂM SÁNG NĂM 2023

CAO TỐC BẮC – NAM

Mới đây, 12 gói thầu đầu tiên tại CTBN giai đoạn 2 với tổng giá trị 52.280 tỷ đồng đã chính thức được khởi công từ ngày 01/01/2023. Bên cạnh đó, 13 gói thầu còn lại tại CTBN giai đoạn 2, đường vành đai 3 (TP.HCM) và vành đai 4 (Hà Nội) cũng sẽ dự kiến bắt đầu thi công trong nửa đầu năm 2023.

Những doanh nghiệp có thể được hưởng lợi:

Ngành vật liệu xây dựng:

  • Đá: KSB,DHA, NNC
  • Thép: HPG, NKG, HSG
  • Nhựa đường: PLC

Ngành xây dựng:

  • Các Nhà Thầu ở lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông: C4G, VCG

DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Theo TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV), gói thầu 5.10 (tổng giá trị 35.233
tỷ đồng) thi công công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã phải hủy thầu do các hồ sơ tham gia đều không đáp ứng yêu cầu. Theo kế hoạch
điều chỉnh mới đây, các gói thầu thi công nhà ga và đường băng sân bay sẽ
được khởi công trong Q1/23.

Chúng tôi kỳ vọng liên danh những doanh nghiệp xây lắp dân dụng lớn như
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC VN, HOSE), CTCP Xây dựng Coteccons (CTD VN, HOSE), CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC VN,
HOSE),… sẽ có khả năng cạnh tranh để tham gia thi công gói thầu nhà ga hành khách. Trong khi C4G đang là ứng cử viên “sáng giá” cho gói thầu thi công đường băng sân bay nhờ kinh nghiệm tham gia tại hàng loạt dự án đường băngsân bay như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc,…

Báo cáo HVN quý 2

Cơ cấu tài sản

Kết thúc quý 2, tài sản ngắn hạn tăng 43%, trong đó đến từ sự tăng trưởng từ các khoản mục tiền, Phải thu khách hàng và hàng tồn kho.

Điều này, minh chứng cho hoạt động kinh doanh của HVN đã khởi sắc trở lại. Khi dòng tiền đã bắt đầu quay lại, và đồng thời các loại hàng hóa tồn kho cũng tăng lên (sự chuẩn bị cho việc kinh doanh).

Phải thu ngắn hạn khách hàng ở đây, là các khoản phải thu từ các đại lý bán vé máy bay cho HVN, cùng với các khoản phải thu từ các hãng hàng không khác.

Hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần (nửa đầu năm 2022) tăng mạnh gần đạt mức 30k tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận gộp chỉ còn âm 1,971 tỷ, so với mức 6k3 tỷ của năm 2021.

Trong đó lợi nhuận sau thuế vẫn còn ở mức lỗ cao là 5,118 tỷ, so với  8,487 tỷ năm 2021. Trong đó, phần chi phí tăng lên đáng kể ngoài hoạt động kinh doanh là chi phí tài chính, tăng từ 781 tỷ lên đến 1675 tỷ. Trong khi đó chi phí lãi vay chỉ nằm ở mức 486 tỷ (2022), 406 tỷ (2021).

Như bảng trên ta có thể thấy chi phí tài chính tăng lên chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá 1,012 tỷ (2022), 107 tỷ (2021). Là một yếu tố rủi rỏ phi hệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của HVN.

Triển Vọng

  • Đi lại trong nước có xu hướng hồi phục mạnh: trong tháng 6, sản lượng hành khách nội địa đạt 120-130% mức năm 2019, so với chỉ 16% trong tháng 12/2021, nhờ nhu cầu dồn nén trong 2 năm qua. Năm 2022, khách trong nước ước tính đạt 89 triệu lượt khách (+200% YoY và +20% so với 2019).
  • Khách quốc tế ước tính tăng dần đến cuối năm đạt 5 triệu lượt khách trong năm nay (15% của mức 2019): trong tháng 6, khách quốc tế chỉ bằng 10% mức trước COVID, tăng từ 5% tại thời điểm cuối năm 2021 do không còn kiểm soát biên giới hay cách ly/ xét nghiệm Covid, Việt Nam cũng là một trong những nước nới lỏng các quy định nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
  • Nhu cầu tăng giúp các hãng hàng không chuyển chi phí nhiên liệu cho khách hàng, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.

Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận chưa mạnh do khách quốc tế là nguồn lợi nhuận chính của tất cả các công ty trong ngành (sân bay, dịch vụ hàng không, hãng hàng không), và việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm trong năm, do các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa mở cửa lại ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, lợi nhuận của cả ngành ước tính tăng mạnh hơn từ năm 2023 trở đi.

Contact Me on Zalo